Công nghệ

Phân tích các dòng công nghệ xử lý chất thải rắn y tế

Để xử lý chất thải y tế lây nhiễm có 2 phương pháp là phương pháp đốt và phương pháp không đốt.

Công nghệ đốt

Chất thải y tế lây nhiễm chứa rất nhiều các mầm bệnh, vi khuẩn… dễ gây truyền nhiễm cho cộng đồng trong quá trình vận chuyển. Vì thế từ rất lâu, chất thải lây nhiễm được đốt trong các lò đốt chuyên dụng đặt tại các bệnh viện và các khu xử lý tập trung. Tuy nhiên xử lý bằng phương pháp đốt đòi hỏi phải đúng kỹ thuật, phải trang bị hệ thống xử lý khí thải (đắt gấp 3 lần xây dựng lò đốt) mà thời gian sử dụng lại không lâu. Một số loại rác có chứa clo, khi đốt sẽ sinh ra các khí độc như: sulfur oxides, nitrogen oxides, dioxin, furans… các chất còn lại ở đáy lò và nước rửa lò có thể ảnh hưởng nghiêm trong đến môi trường xung quanh, đến sức khỏe con người. Dioxin và các furan là loại hóa chất gây ung thư, biến đổi gene, gây quái thai và hàng loạt tác hại khác cho con người và môi trường trong thời gian dài.

Mặt khác, công nghệ đốt hiện nay chủ yếu dùng dầu, gây ô nhiễm không khí, ồn, mùi khó chịu, cần diện tích mắt bằng rộng, vận hành phức tạp, tốn kém. Muốn đốt 1 kg chất thải rắn rắn phải cần 1,75 lít dầu, với chất thải ẩm cần từ 3-4 lít. Thực tế trên thế giới và Việt Nam đã minh chứng sự không phù hợp của phương pháp đốt. Các nước phát triển như Đức, Pháp, Mỹ… đã và đang xóa sổ các lò đốt chất thải y tế. Tại Việt Nam, các lò đốt đang là gánh nặng của các bệnh viện, nhiều nơi không thể vận hành do ô nhiễm khói, mùi tới cộng đồng dân cư.

Kết luận: Từ những phân tích trên lựa chọn công nghệ không đốt là ưu việt nhất cho Bệnh viện. Xử lý triệt để rác thải, thân thiện môi trường, là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay

Công nghệ không đốt

Công nghệ không đốt xử lý rác thải y tế là những biện pháp và phương tiện để loại bỏ đặc tính lây nhiễm của rác thải y tế, do đó có thể coi đó là những công nghệ khử khuẩn rác thải y tế. Khi đã được khử khuẩn, mất hết đặc tính lây nhiễm thì rác thải y tế lây nhiễm không còn nguy hại và có thể xử lý cùng với rác thải sinh hoạt. Để loại bỏ được đặc tính lây nhiễm (vi sinh vật, bào tử, mầm bệnh…) gồm có các phương pháp sau:

Hiện thế giới có 3 phương pháp được sử dụng để khử khuẩn, đó là Vật lý, Hóa học, Lý hóa. Trong đó phương pháp vật lý được sử dụng nhiều hơn cả.

– Phương pháp Hóa học: Dùng các hóa chất dạng lỏng hoặc dạng khí để khử khuẩn. Khi tiếp xúc với các hóa chất sát trùng, các vi sinh vật, bào tử bị tiêu diệt hoàn toàn. Tuy nhiên phương pháp Hóa học gặp một số nhược điểm:

+ Với các rác có hình thù phức tạp, hóa chất sẽ khó tiếp cận đến tất cả các bề mặt, do đó không đạt được hiệu quả khử khuẩn

+ Bản thân hóa chất sát trùng gây ô nhiễm thứ cấp cho sản phẩm sau xử lý

– Phương pháp Lý hóa: Bản chất là phương pháp hóa học nhưng kết hợp thêm các yếu tố Vật lý như đun nóng hóa chất thành hơi và phun vào rác hoặc kết hợp hóa chất với hơi nước bão hòa để tăng tốc độ khử khuẩn. Phương pháp Lý hóa khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp hóa học nhưng vẫn gây ô nhiễm thứ cấp vì vẫn sử dụng hóa chất để khử khuẩn.

– Phương pháp Vật lý: Sử dụng các yếu tố vật lý để khử khuẩn. Các phương pháp sử dụng Ánh nắng, Rung động cho hiệu quả xử lý thấp nên không được áp dụng. Phương pháp lọc chỉ phù hợp với chất thải lây nhiễm dạng lỏng. Phương pháp xử lý truyền thống là sử dụng nhiệt độ, và trong khoảng 15 năm trở lại đây, khi công nghệ điều khiển và giám sát đã tiên tiến hơn, phương pháp bức xạ cũng đang phát triển nhanh.

Yếu tố Nhiệt độ được sử dụng gồm Nhiệt khô và Nhiệt ẩm. Sử dụng Nhiệt khô rất gần với công nghệ lò đốt nên ít được phát triển. Sử dụng nhiệt ẩm được ứng dụng nhiều nhất, đặc biệt là tại nhiệt độ 1000C (áp suất thường) và trên 1000C (áp suất cao).

Bản chất của công nghệ Nhiệt ẩm khử khuẩn rác thải y tế là tạo ra một điều kiện vật lý là nhiệt độ trong môi trường ẩm để tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật tồn tại trong rác thải y tế. Nhiệt độ thường được sử dụng là 100-1360C kết hợp với hơi nước bão hòa có áp suất từ 1-3,2 bar và duy trì một khoảng thời gian 3 -25 phút để tiêu diệt tất cả các vi sinh vật, bào tử có trong rác y tế lây nhiễm.  Các thiết bị chỉ áp dụng điều kiện khử khuẩn trên đã từng được sản xuất và sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên thực tiễn đã cho thấy Rác y tế lây nhiễm rất phong phú về hình dạng, chất liệu và có rất nhiều hộp kín, lọ kín, đường ống dài, dây truyền dịch dài và hẹp… Với các rác dạng này, nhiệt độ và độ ẩm rất khó xâm nhập vào các bề mặt lây nhiễm bên trong để khử khuẩn, do đó hiệu quả khử khuẩn thường không ổn định. Để khắc phục các hạn chế này, các nhà sản xuất đã phát minh ra phương pháp cắt nhỏ rác lây nhiễm trước khi xử lý. Nhờ cắt nhỏ nên thể tích chất thải giảm đáng kể và hơi nước bão hòa dễ dàng xâm nhập vào chất thải, giúp tăng hiệu quả khử khuẩn.

Bản chất của công nghệ Bức xạ là sử dụng các yếu tố bức xạ để khử khuẩn. Một trong các bức xạ đó là tia cực tím, được sử dụng rất rộng rãi trong ngành y tế. Tuy nhiên Tia cực tím không có tính chất đâm xuyên nên chỉ phù hợp với khử khuẩn chất thải lỏng hoặc khử khuẩn bề mặt, khó áp dụng cho chất thải y tế vốn rất phong phú về hình dạng, chất liệu, kích thước. Các bức xạ có khả năng đâm xuyên là các bức xạ phóng xạ hoặc bức xạ điện từ (sóng điện từ, sóng vô tuyến, vi sóng), với bức nguy cơ ảnh hưởng phóng xạ nên ít được sử dụng.

Vì thế, sóng điện từ (bức xạ điện từ) đã được lựa chọn. Qua rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm, các nhà sản xuất đã chọn Vi sóng (sóng điện từ có tần số khoảng 2450MHz) để khử khuẩn. Vi sóng có khả năng đâm xuyên qua nhựa, vải, giấy, bông băng… và cho hiệu quả khử khuẩn tốt nhưng không thể đâm xuyên qua vỏ kim loại của thiết bị xử lý. Thiết bị tạo ra vi sóng cũng được ứng dụng rộng rãi trong dân sự, quân sự, công nghiệp và đã được chứng minh an toàn với con người.

Dựa trên nền tảng Công nghệ nhiệt ẩm và Công nghệ Vi sóng, rất nhiều thiết bị khử khuẩn đã được sản xuất và ứng dụng. Việc lựa chọn công nghệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cần phù hợp điều kiện của bệnh viện, phù hợp với sự an toàn cho người vận hành, phụ thuộc vào hãng sản xuất, xuất xứ thiết bị, mỗi hãng có những ưu điểm và thế mạnh riêng. Do đó, việc chọn được thiết bị sử dụng công nghệ tiên tiến cần phân tích có tính đến mọi yếu tố có nguy cơ rủi ro khi sử dụng và vận hành, chi phí xử lý, vật tư tiêu hao…., cũng như các điều kiện trình độ của người vận hành và trình độ các chuyên gia tư vấn, có kinh nghiệm trong nghiên cứu, đào tạo và sửa chữa các dòng công nghệ không đốt. Sau đây là các phân tích về công nghệ thiết bị để làm căn cứ lựa chọn:

Thiết bị hấp ướt thuần túy (Autoclave)

Đây là các thiết bị sử dụng phương pháp nhiệt ẩm, không có giai đoạn cắt vụn chất thải trước khi khử khuẩn. Nhiệt độ khử khuẩn là 121-1360C, tại áp suất 2-3,2 bar.

Thiết bị hấp ướt autoclave thuần túy xử lý chất thải y tế lây nhiễm được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ XX, dựa trên nền tảng công nghệ Autoclave hấp ướt tiệt trùng dụng cụ y tế. Một hệ thống hoàn chỉnh của công nghệ Autoclave thuần túy gồm: một hoặc nhiều máy khử khuẩn và một máy cắt tách rời. Công nghệ không có cắt trước chỉ phù hợp với khử khuẩn dụng cụ y tế. Tuy nhiên, do đặc thù chất thải y tế lây nhiễm có vật liệu, hình thù và kích thước cực kỳ đa dạng, cùng với yêu cầu thu gom vận chuyển chất thải y tế trong các túi nylon, thùng chứa kín để đảm bảo an toàn nên công nghệ hấp ướt autoclave thuần túy gặp phải rất nhiều những bất cập trên thực tiễn.

– Hiệu quả khử tiệt khuẩn không ổn định, thậm chí không đạt yêu cầu khi xử lý các đường ống dài hoặc các hộp kín nhiễm khuẩn.

– Kích thước lớn (nhằm đảm bảo chi phí xử lý thấp) nên thường phải đưa cả xe goòng chứa nhiều túi đựng chất thải vào trong khoang xử lý. Chính điều này gây hiệu quả tiệt khuẩn không đảm bảo.

– Phải bố trí, cung cấp thêm nồi hơi độc lập bên ngoài gây chi phí năng lượng lớn.

– Như trên đã đề cập hệ thống thường cần một máy cắt, máy nghiền hoặc một máy ép chất thải độc lập (bên ngoài), do đó, dễ phát sinh lây nhiễm thứ cấp, mùi độc hại. Ngoài ra, công suất của máy cắt và máy khử khuẩn khác nhau gây bất hiệu quả về kinh tế.

– Rác y tế lây nhiễm phải được chứa trong các túi nilon chuyên dụng chịu được nhiệt độ 1500C để đảm bảo rác và nước rác không bị rơi xuống khoang xử lý, gây hư hỏng thiết bị. Các túi nilon chuyên dụng này rất đắt (> 1 EUR/ túi) và chỉ sử dụng được 1 lần.

Các thiết bị hấp ướt thuần túy AutoClave đã từng là cuộc Cách mạng của công nghệ không đốt trong xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm. Tuy nhiên sau hơn 40 năm ra đời, AutoClave đã không còn phù hợp và dần bị loại bỏ. Hiện nay vì lợi nhuận nên nhiều thiết bị lỗi thời hấp ướt thuần túy vẫn được đẩy vào các nước đang phát triển, do đó quá trình chọn lựa công nghệ, chủ đầu tư cần cân nhắc tránh sử dụng dòng công nghệ lỗi thời, không còn phù hợp với xu thế thế giới.

Thiết bị hấp ướt autoclave sử dụng máy cắt trước độc lập (không tích hợp)

Để giải quyết bất cập của công nghệ autoclave thế hệ trước, những cải tiến đổi mới công nghệ được áp dụng. Một trong các cải tiến đó là cắt vụn chất thải trước khi đưa vào khoang xử lý. Việc cắt vụn chất thải, rác thải giúp gia tăng tiếp xúc hơi nước ở nhiệt độ và áp suất cao tới vi khuẩn, vi sinh vật có trong chất thải nhằm nâng cao hiệu quả khử khuẩn. Khi áp dụng phương pháp cắt vụn trước khi xử lý, hiệu quả xử lý của thiết bị được nâng cao và ổn định hơn. Tuy nhiên bất cập lại phát sinh từ phía máy cắt. Đó là bản thân máy cắt phải cắt chất thải y tế lây nhiễm khi chưa qua xử lý, điều này gây một số bất ổn sau:

– Máy cắt trở thành một nguồn lây nhiễm lớn, đòi hỏi phải có sự khử khuẩn máy cắt sau mỗi mẻ xử lý hoặc mỗi ca làm việc. Phương pháp khử khuẩn máy cắt thường dùng là hơi nước có áp suất và nhiệt độ cao nên tuổi thọ của máy cắt bị giảm rõ dệt.

– Máy cắt cắt trực tiếp rác chưa xử lý nên các hóa chất trong rác sẽ gây hại đến máy cắt. Khi  không được vệ sinh thường xuyên, máy cắt bị ăn mòn, xuống cấp nhanh;

– Việc bảo trì, bảo dưỡng máy cắt rất phức tạp và tốn kém, đòi hỏi phải có đồ bảo hộ chuyên dùng. Đặc biệt khi đang cắt chất thải y tế lây nhiễm, nếu máy cắt bị kẹt hoặc bị sự cố sẽ phải dừng toàn bộ hệ thống, sau đó phải khử khuẩn toàn bộ hệ thống trước khi sửa chữa. Công tác này thực sự rất không an toàn vì rất khó giám sát hiệu quả khử khuẩn trong trường hợp này.

Do các bất ổn trên nên các thiết bị sử dụng công nghệ hấp ướt tích hợp máy cắt độc lập bên ngoài thường có quy mô rất lớn, phù hợp với dạng nhà máy xử lý chuyên nghiệp hoặc các công ty dịch vụ xử lý. Chỉ có các đơn vị như vậy mới có đủ nhân sự, hạ tầng kỹ thuật để vận hành và bảo trì, sửa chữa thiết bị.

Thiết bị hấp ướt autoclave tích hợp cắt trước bên trong thiết bị

Đây là một bước cải tiến đáng ghi nhận của thiết bị hấp ướt AutoClave. Thay vì máy cắt đặt độc lập bên ngoài, máy cắt sẽ được tích hợp luôn bên trong thiết bị, thông thường là bên trên khoang xử lý. Một phần hơi nước của quá trình khử khuẩn sẽ tham gia khử khuẩn máy cắt, và các thiết bị cũng có thêm chương trình chỉ khử khuẩn riêng cho máy cắt nên các hạn chế về mặt lây nhiễm đã bị loại bỏ. Với các thiết bị hấp ướt autoclave tích hợp máy cắt bên trong thiết bị thì các thì các loại thiết bị công suất nhỏ tỏ ra ưu thế hơn với các thiết bị công suất lớn. Vì:

– Máy cắt chỉ hoạt động trong giai đoạn cắt chất thải (khoảng 5 phút) nên loại công suất nhỏ sẽ có lượng rác cắt ít hơn nên chất lượng mảnh cắt cũng nhỏ hơn.

– Lượng chất thải cắt ít hơn nên nguy cơ kẹt máy cắt và sự cố máy cắt cũng thấp hơn nhiều so với loại công suất lớn.

– Máy cắt nhỏ nên lượng hơi nước để vệ sinh máy cắt sẽ ít hơn, hiệu suất năng lượng cao hơn so với máy cắt lớn

– Thiết bị Autoclave tích hợp cắt trước bên trong thiết bị loại công suất nhỏ được tích hợp tất cả trong một: Bơm chân không, máy nén khí, làm mềm nước, bơm tăng áp đồng bộ với thiết bị nên tính ổn định sẽ cao hơn, an toàn hơn.

– Với dòng công nghệ này các thiết bị công suất nhỏ tỏ ra nhiều ưu thế với trội, ổn định hơn so với các dòng công suất lớn.

Thiết bị hấp ướt autoclave tiên tiến tích hợp cắt bên trong khoang xử lý

Đây là một cải tiến đột phá của công nghệ hấp ướt autoclave. Các nhà sản xuất sẽ bố trí các lưỡi cắt ngay bên trong khoang xử lý của thiết bị và có bộ phận truyền động dẫn ra ngoài để nối với động cơ. Phương pháp này vẫn đảm bảo hiệu quả khử khuẩn cao nhưng tăng tính ổn định của hệ thống lên nhiều. Trường hợp không may máy cắt bị kẹt thì thiết bị vẫn có thể vận hành như một nồi hấp Autoclave truyền thống. Sau khi khử khuẩn xong mẻ xử lý bị sự cố, rác y tế lây nhiễm lúc này đã an toàn, có thể lấy ra và tiến hành kiểm tra máy cắt. Việc bố trí máy cắt ngay trong khoang xử lý và khử khuẩn cả máy cắt giúp tăng tuổi thọ đáng kể của máy cắt, giảm thiểu việc các hóa chất ăn mòn trực tiếp máy cắt (hơi nước khử khuẩn đã pha loãng các hóa chất và bảo vệ lưỡi cắt). Quá trình cắt diễn ra trong suốt quá trình khử khuẩn nên hiệu quả khử khuẩn rất cao và chất lượng mảnh rác sau xử lý là tương đối nhỏ.

Tuy nhiên để có được độ bền cao, việc lựa chọn hãng là một trong yếu tố cân nhắc khi lựa chọn, theo kinh nghiệm các chuyên gia từng áp dụng và tư vấn, những nước tiên tiến hàng đầu về dòng công nghệ này được phát triển mạnh tại một số nước như Châu Âu…. Việc lựa chọn công nghệ phụ thuộc chủ đầu tư, đảm bảo phù hợp với quy mô từng bệnh viện phù hợp trong điều kiện của Việt Nam và các điều kiện khắt khe về kỹ thuật của Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện cũng như các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường Việt Nam và thế giới.

So với thiết bị hấp ướt thế hệ cũ, thiết bị hấp ướt tiên tiến gọn nhẹ hơn, do khoang xử lý nhỏ hơn nhưng tích hợp máy cắt bên trong khoang xử lý nên khối lượng chất thải xử lý bằng với nồi hấp truyền thống có dung tích khoang xử lý gấp 2-3 lần vì tận dụng được hoàn toàn thể tích khoang xử lý. Thời gian xử lý ngắn, chỉ bằng một nửa thời gian xử lý của nồi hấp truyền thống. Thiết bị được tích hợp bộ phận tạo hơi nước, bơm chân không trong cùng một vỏ nên rất cơ động, đảm bảo mỹ quan công nghiệp. Các thiết bị hấp ướt tiên tiến được điều khiển bằng bộ phận PLC hoặc vi xử lý hiện đại, cho phép giám sát liên tục quá trình xử lý và giám sát chặt chẽ quá trình an toàn khi vận hành.

Thiết bị khử khuẩn bằng vi sóng thuần túy không tích hợp máy cắt

Công nghệ khử khuẩn có sử dụng vi sóng (microwave) là loại tiên tiến mới được sử dụng ở các nước phát triển từ khoảng 20 năm trở lại đây. Vi sóng bản chất là sóng điện từ có tần số rất cao. Tần số vi sóng tối ưu sử dụng trong thiết bị khử khuẩn là 2450MHz. Tại tần số này, vi sóng tác dụng mạnh mẽ và hiệu quả với phân tử nước, khiến phân tử nước dao động mạnh và làm nóng toàn bộ lượng nước bị vi sóng chiếu vào. Với các vật liệu như cao su, giấy, vải, nhựa,… vi sóng dễ dàng đâm xuyên qua mà không bị tổn hao quá nhiều năng lượng. Với các tính chất trên, khi áp dụng vi sóng vào thiết bị khử khuẩn sẽ có hai hiệu ứng khử khuẩn:

– Khử khuẩn trực tiếp: Bản thân các vi sinh vật, bào tử là các sinh vật đơn bào, với cơ thể chỉ gồm 1 tế bào. Khi bị chiếu vi sóng, các phân tử nước trong nhân của tế bào lập tức dao động và làm toàn bộ lượng nước chứa trong nhân vi sinh vật bị đốt nóng. Vi khuẩn, bào tử bị phá vỡ cấu trúc và tiêu diệt hoàn toàn

– Làm nóng từ trong ra ngoài: Do vi sóng xuyên qua hầu hết các loại vật chất và chỉ tác dụng với phân tử nước nên với các hộp kín, đường ống dài và hẹp, các vị trí khuất mà hơi nước bên ngoài khó thâm nhập thì vi sóng dễ dàng tiếp cận và làm nóng các bề mặt ẩm của các vị trí đó. Vì thế nhiệt lượng và hơi nóng sẽ được tạo ra từ bên trong chất thải và tiêu diệt các vi sinh vật.

Nhờ hai hiệu ứng trên, áp dụng vi sóng sẽ làm cho hiệu quả khử khuẩn của thiết bị được tăng lên, rút ngắn thời gian xử lý, tiết kiệm năng lượng, sử dụng ít nước hơn. Đồng thời cũng có thể tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật ở điều kiện nhiệt độ chỉ khoảng 100 độ C trong điều kiện áp suất thông thường (1 bar).

Có hai loại công nghệ thiết bị sử dụng vi sóng thuần túy: ở điều kiện áp suất thông thường và loại ở điều kiện áp suất cao.

Loại thiết bị công nghệ vi sóng này cũng đã được sử dụng cho cả quy mô nhỏ (xử lý ngay tại cơ sở khám chữa bệnh nhỏ, phòng thí nghiệm, xét nghiệm vi sinh với công suất khoảng 10 kg mỗi chu kỳ 45 phút) và cho cả quy mô vừa  với công suất khoảng 35 kg/mẻ 35-40 phút và quy mô lớn (xử lý tập trung, tới mức 6 tấn/ngày) và được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Bỉ, một số nước Châu Âu và Châu Á khác. Chi phí đầu tư thiết bị công nghệ khử khuẩn bằng vi sóng ở điều kiện áp suất thường thấp hơn loại áp suất cao, do vậy nếu như lượng chất thải y tế phù hợp với loại có sử dụng vi sóng ở áp suất thông thường cũng sẽ thuận lợi hơn cho cơ sở.

Cả hai thiết bị khử khuẩn sử dụng vi sóng tại áp suất thường cũng như áp suất cao đều bắt buộc phải sử dụng 01 máy cắt độc lập bên ngoài để cắt vụn chất thải sau xử lý. Đây không phải sự lựa chọn ưu tiên.

Thiết bị khử khuẩn bằng vi sóng tích hợp máy cắt bên trong khoang xử lý

Loại thiết bị công nghệ vi sóng này là một trong các thiết bị tiên tiến nhất hiện nay. Ngoài sử dụng vi sóng làm tác nhân khử khuẩn và gia nhiệt chất thải, thiết bị được tích hợp một máy cắt đặt dưới đáy của khoang xử lý. Máy cắt sẽ cắt vụn chất thải trong suốt quá trình khử khuẩn. Điều kiện khử khuẩn chỉ dùng áp suất thường, khoang xử lý có bộ phận thoát hơi nước để làm khô hoàn toàn chất thải trong quá trình xử lý. Nhờ đó thiết bị có các đặc điểm sau:

– Hiệu quả khử khuẩn đặc biệt cao do chất thải được chiếu vi sóng trong điều kiện đang cắt vụn nên sự đồng đều của vi sóng là tối ưu.

– Sản phẩm sau xử lý bị nghiền thành bột, tơi xốp và khô hoàn toàn, không bị tái nhiễm khuẩn từ môi trường

Công suất nâng cao đáng kể so với thiết bị sử dụng vi sóng thuần túy, có thể đạt công suất từ 30kg/giờ trở lên, tùy theo loại thiết bị.

Đây là thiết bị sử dụng công nghệ tiên tiến và cho chất lượng xử lý tốt nhất tại thời điểm này. Thiết bị đã được ứng dụng tại Việt Nam. Hiện tại dòng công nghệ này có dải công suất từ 20 – 75 kg/h do đó sẽ phù hợp với quy mô bệnh viện trung bình, lớn.

Xét tiêu chí lựa chọn đã chọn đặc biệt về công nghệ, công suất, cũng như ưu nhược điểm các dòng công nghệ, tham khảo các dự án đã thực hiện tại Việt Nam thế giới, xét các bảng so sánh chi tiết các dòng công nghệ ở trên, kết hợp ý kiến các chuyên gia về công nghệ không đốt, hiện có các thiết bị thể hiện được sự vượt trội về công nghệ cũng như tính phù hợp điều kiện tại Việt Nam,

– Căn cứ vào công văn số 7164/BYT –KCB ngày 20/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện hạn chế lắp đặt lò đốt mới, cung cấp thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí cho lò đốt hiện có và khuyến khích ứng dụng công nghệ không đốt thân thiện với môi trường.

–  Căn cứ các tiêu chí lựa chọn, so sánh và các phân tích ưu nhược điểm chính của các phương án công nghệ xử lý chất thải rắn y tế, căn cứ thực tế lượng chất thải cần phải xử lý.

Qua đánh giá tại các cơ sở đã sử dụng hệ thống khử khuẩn trên thế giới và Việt Nam cũng như tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực xử lý chất thải rắn, đặc biệt so sánh giữa các thiết bị sử dụng các loại công nghệ khác nhau đang hiện hữu tại Việt Nam.

Thiết bị khử khuẩn sử dụng công nghệ vi sóng tích hợp nghiền cắt trong cùng khoang xử lý ở áp suất thường hoàn toàn phù hợp với nhu cầu xử lý của các cơ sở y tế, thiết bị đạt đầy đủ các tiêu chí theo yêu cầu. Chất thải sau xử lý được cắt nhỏ, khô, giảm thể tích, trọng lượng và không còn khả năng lây nhiễm. Công nghệ hiện đại tiên tiến tự động hóa thân thiện với môi trường.

Quy mô xử lý của thiết bị công nghệ dự kiến áp dụng

Quy trình xử lý công nghệ dự kiến áp dụng bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Nạp túi chất thải vào khoang xử lý.
  • Bước 2: Nghiền cắt nhỏ chất thải bằng lưỡi cắt quay với tốc độ ca
  • Bước 3: Gia nhiệt chất thải bằng năng lượng vi sóng + hơi nước bão hòa.
  • Bước 4: Duy trì nhiệt độ 100°C trong suốt 25 phút (để tiệt khuẩn chất thải).
  • Bước 5: Tự động xả rác ra thùng chứa được lắp đặt sẵn bên trong thiết bị.

Kết thúc chu trình xử lý, cửa xả được mở, rác được đẩy rác vào thùng chứa chuyên dụng. Chất thải sau xử lý được khử tiệt khuẩn an toàn, không còn mầm bệnh gây hại, toàn bộ chất thải được cắt nhỏ, mịn, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi chuyển sang quản lý như đối với chất thải thông thường.

Thế mạnh của công nghệ vi sóng tích hợp nghiền cắt trong khoang xử lý:

  • Tự động khử khuẩn bên trong khoang xử lý và biến chất thải sau xử lý thành chất thải thông thường với chi phí giảm đáng kể.
  • Người vận hành giám sát mẻ xử lý qua màn hình cảm ứng
  • Không cần phương tiện vận chuyển đặc biệt để vận chuyển chất thải sau xử lý.
  • Giảm khối lượng chất thải và trên 70% thể tích nên giảm thiểu công người vận chuyển sau xử lý
  • Loại bỏ  lưu trữ chất thải lây nhiễm trong bệnh viện cho tới khi vận chuyển đi.
  • Loại bỏ khả năng lây nhiễm cho cán bộ của bệnh viện trong quá trình lưu trữ chất thải
  • Không phải thuê đơn vị xử lý bên ngoài
  • Hệ thống khép kín, hoàn toàn tự động không lây nhiễm chéo
  • Quy trình vận hành hoàn toàn tự động
  • Màn hình cảm ứng vận hành đơn giản.
  • Chi phí bảo dưỡng thấp
  • Quy trình tự động: Toàn bộ quy trình được kiểm tra bằng PLC Người vận hành giám sát mẻ xử lý qua màn hình cảm ứng
  • Phần mềm quản lý quy trình xử lý chất thải, đảm bảo nhiệt độ và độ an toàn luôn được kiểm tra.
  • Quản lý dễ dàng: sử dụng đơn giản và tiện lợi, thiết bị lưu lại nhật ký vận hành và các quá trình xảy ra của tất cả các mẻ xử lý để quản lý và theo dõi.
  • Hiệu quả khử tiệt khuẩn tiêu diệt mọi bảo tử vi khuẩn gây bệnh.
  • Chất thải sau khi xử lý khô, và được nghiền vụn như bột.
  • Công suất xử lý: có loại có công suất trung bình phù hợp với yêu cầu của bệnh viện
  • Hiệu quả khử tiệt khuẩn tiêu diệt mọi bảo tử vi khuẩn gây bệnh.
  • Chất thải sau khi xử lý khô, và được nghiền vụn như bột.
  • Công suất xử lý: có loại có công suất trung bình phù hợp với yêu cầu của bệnh viện
  • Không thải chất lỏng.
  • Không phát thải khí độc hại
  • Cho phép xử lý chất thải y tế lây nhiễm ngay tại nguồn

 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI THEO HOTLINE: 0913.992.116

 HI VỌNG ĐƯỢC HỢP TÁC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH HÀNG!


NHỮNG CÔNG NGHỆ LIÊN QUAN


Công nghệ vi sóng tích hợp nghiền cắt tiên tiến thân thiện với môi trường

Công nghệ xử lý nước thải